Nguồn gốc, ý nghĩa & 5+ sự thật thú vị về Tết Trung thu

Tết Trung thu là lễ hội đặc sắc trong năm với không khí rộn ràng của buổi rước đèn, phá cỗ và phút giây đoàn viên của mỗi gia đình cùng ăn bánh, thưởng trà dưới ánh trăng rằm tháng 8.

Tết Trung thu hay lễ hội trăng rằm được diễn ra hàng năm vào ngày 15/8 Âm lịch. Dịp lễ hội khiến bao trẻ em nô nức với nhiều hoạt động thú vị cùng ánh đèn lồng, chị Hằng, chú Cuội và không khí múa lân rộn ràng… Tết Trung thu còn chứa đựng nhiều ý nghĩa từ nguồn gốc, sự tích có tự lâu đời.

1. Tết Trung thu là gì? Nguồn gốc Tết Trung thu gắn với những câu chuyện ly kỳ

Văn hóa Trung Hoa lưu truyền 3 câu chuyện liên quan đến sự tích Tết Trung thu là: Hằng Nga, Hậu Nghệ và vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Trong khi đó, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam từ lâu đã gắn với hình ảnh chú Cuội, cây đa trong truyện cổ tích.

Ngoài ra, sử sách còn ghi nhận rằng vào mùa thu tháng Tám, khi việc gieo trồng hoàn thành, tiết trời dịu mát là thời điểm lý tưởng để người dân Lạc Việt mở hội, trai gái gặp gỡ, giao duyên. Dịp lễ hội này còn gợi nhắc về ngày vua Lý tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến, giúp mùa màng bội thu, đem lại sự ấm no, sung túc.

Tết Trung thu

Tết Trung thu rước đèn đi chơi là câu ca quen thuộc trong bài hát Tết Trung thu ở Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)

2. Ý nghĩa Tết Trung thu

Tuy có nhiều sự tích về nguồn gốc Tết Trung thu nhưng tựu chung đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp trăng rằm và mong cầu cuộc sống tươi vui, hạnh phúc. Trong suốt hàng ngàn năm, con người luôn tin rằng có sự liên kết giữa cuộc sống và ánh trăng. 

Hình ảnh trăng tròn tháng 8 trở thành biểu tượng của sự sum họp, đoàn viên. Trước đây, ngày Tết này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi là dịp để dự đoán mùa màng và vận mệnh của đất nước qua màu sắc của ánh trăng.

3. Những điều thú vị ít biết về Tết Trung Thu

3.1. Tết Trung thu là ngày 15/08 Âm lịch hằng năm 

Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 (ngày 15/8 Âm lịch) hàng năm. Thời điểm này thuộc giữa mùa thu và dân gian tin rằng đây là ngày trăng tròn, sáng và tươi đẹp nhất. Dịp Trung thu còn trùng với mùa thu hoạch trong văn hóa lúa nước. 

Tết Trung thu

Hình ảnh Tết Trung thu gắn với trăng tròn và sự đoàn viên vào ngày Rằm tháng 8 

3.2. Ngày Tết Trung thu có rất nhiều tên gọi

Tết Trung thu ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên mang những ý nghĩa và biểu trưng riêng biệt:

  • Tết Rằm tháng Tám: Cách gọi thể hiện về ngày Tết, mùa lễ hội diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch. 
  • Tết Trung thu: Tên gọi thể hiện thời điểm Tết diễn ra vào giữa mùa Thu.
  • Tết trông Trăng: Tên gọi gợi nhắc đến hình ảnh, hoạt động ngắm trăng trong đêm hội.
  • Tết Đoàn viên: Tết Trung thu còn mang ý nghĩa về sự đoàn tụ, khi các thành viên gia đình cùng sum họp, uống trà và thưởng trăng cùng nhau.
  • Tết Thiếu nhi: Người Việt quan niệm Tết Trung thu được dành riêng cho thiếu nhi với ý nghĩa mang đến niềm vui cho các bé.

3.3. Trung thu là Tết đoàn viên và là dịp ngắm trăng tiên đoán

Trung thu là dịp gia đình đoàn viên, sum họp cùng ăn bánh, thưởng trà, ngắm trăng. Đây còn là lúc để người xưa ngắm trăng và tiên đoán mùa màng cũng như vận mệnh của đất nước. 

Nếu trăng màu vàng là hình ảnh dự báo cho một mùa tằm tơ tốt đẹp. Trường hợp trăng màu xanh hoặc lục sẽ là điềm báo cho thiên tai. Nếu trăng màu cam sáng thì đất nước sẽ càng thịnh vượng.

Tết Trung thu

Trung thu là dịp gia đình đoàn viên, ngắm trăng tiên đoán (Ảnh: sưu tầm)

3.4. Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam không thể thiếu 

Đêm hội trăng rằm tháng 8 ở Việt Nam gắn với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đến cho trẻ nhỏ niềm vui háo hức cùng những kỷ niệm tươi đẹp khó quên: 

Tục rước đèn Trung Thu

Tết Trung thu đến gần, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị cho các bé những chiếc đèn lồng rực rỡ, đẹp xinh. Đây là món đồ chơi không thể thiếu để các em tham gia phong tục rước đèn Trung thu được tổ chức ở trường hoặc thôn xóm. 

Múa lân rộn ràng

Không khí Tết Trung thu càng thêm sôi động qua tiếng trống rộn ràng của các buổi múa lân. Hoạt động múa lân Trung thu thường được diễn ra trong đêm hội vào ngày 14, 15, 16. 

Tết Trung thu

Không khí Tết Trung thu càng thêm sôi động qua tiếng trống rộn ràng của các buổi biểu diễn múa lân

Bày mâm cỗ trông Trăng

Trong dịp Tết Trung Thu, mỗi gia đình Việt đều trang hoàng mâm cỗ với bánh kẹo, hoa quả như: bưởi, thị, hồng, quả na, dưa hấu… Một số nơi sẽ trang hoàng mâm cỗ Trung thu ấn tượng với những hình thù độc đáo được tạo từ trái cây, bánh nướng. Mâm cỗ trung thu không chỉ dùng để cúng trăng mà còn để tế trời đất, tổ tiên mong mọi sự an lành, viên mãn. 

>>>> Xem thêm:

2/9 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày lễ 2/9
Ngày Quốc khánh Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử, thời đại & các hoạt động nổi bật

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục

On Key

Bài viết liên quan

Shopping cart