Tin mới nhất

Phong tục ngày Tết đoan ngọ 5/5, nên cúng gì vào ngày này?

1. Tết Đoan Ngọ là Tết gì? Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Cứ đến ngày này, dân ta lại tổ chức cúng, thực hiện  văn khấn Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được gọi một cách dân dã là tết diệt sâu bọ.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở Trung Quốc, Đài Loan,  Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có Tết Đoan Ngọ. Như vậy, có thể thấy đây là một phong tục Á Đông liên quan đến sự tuần hoàn của tiết trời trong năm.

Có những nơi còn gọi là Tết nửa năm. Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là Tết nửa năm trong khi rơi vào tháng 5 âm? Giải thích cho điều này là vì  người Việt Nam ở thời cổ đại dùng lịch kiến Tý, tháng đầu năm là tháng 11 , vì vậy Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5) vào thời điểm nửa năm.

Trong sách “Phong Thổ Ký”, Tết Đoan Ngọ còn là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầy, Ngọ là giữa trưa, Dương là mặt trời, dương khí, vì vậy, Đoan Dương tức là là bắt đầu lúc khí dương đang mạnh.

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là gì? Cúng và ăn gì? Văn khấn chuẩn

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là gì? Cúng và ăn gì? Văn khấn chuẩn

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ 5-5 đây là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ  thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ, hi vọng mùa màng sắp tới bội thu, và còn theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ xưa kia để cầu mong sâu bọ không phát triển do thời tiết chuyển giao nắng nóng, phòng trừ dịch bệnh cho cây cối, con người.

Vào ngày này, cả nhà nhộn nhịp hơn khi dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú. 

Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày mấy?

Nếu bạn chưa biết Tết Đoan Ngọ năm 2021 vào ngày nào thì Tết sâu bọ năm nay vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, tức là vào thứ 2 ngày 14/6/2021 dương lịch. 

2. Sự tích Tết Đoan Ngọ

Lịch sử Tết Đoan Ngọ Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu? Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ kể rằng có một vị đại thần thời Chiến Quốc ở nước Sở tên là Khuất Nguyên. Vì ngăn cản vua Hòa Vương không được và bị hãm hại bởi gian thần, ông đã ôm tảng đá nhảy xuống sông Mịch La ngày 5/5. 

Người dân cố gắng tìm kiếm xác ông nhưng không thấy nên đổ gạo xuống với hi vọng cá không đụng đến thân thể ông. Năm sau vào ngày 5-5, người dân địa phương mang gạo đi thuyền ra sông tế ngài. Về sau thay gạo bằng bánh tro đi thuyền rồng để tế lễ Khuất Nguyên và sau này được gọi là ngày Tết Đoan Ngọ.

Ở Việt Nam, vì sao có Tết Đoan Ngọ, việc ra đời Tết 5/5 là ngày gì còn gắn liền với một sự tích giải thích Tết Đoan Ngọ ai giúp dân diệt sâu bọ. Một ngày sau mùa vụ người dân ăn mừng mùa màng bội thu, nhưng đầu tháng 5 năm đó sâu bọ nhiều ăn hết cây trái đã thu hoạch. Khi chưa biết phải xử lý sâu bọ thế nào thì một ông lão xưng là Đôi Truân đã chỉ mỗi nhà dân lập đàn cúng gồm trái cây và bánh tro và ra thể dục ở trước nhà. 

Và điều bất ngờ đã đến, sâu bọ lữ lượt té ngã. Ông lão dặn người dân làm theo như vậy mỗi năm sẽ trị được sâu bọ. Dặn dò xong ông lão đi mất chưa kịp để người dân cảm tạ. Người dân sau này gọi ngày này là ngày giết sâu bọ. 

3. Những phong tục Tết Đoan Ngọ

Người xưa quan niệm cơ thể người luôn có sâu bệnh cần diệt và đến ngày 505 sẽ lộ diện, đây là dịp tốt để chúng ta diệt trừ chúng bằng rượu nếp và hoa quả.

Sáng sớm ngày 5/5, mỗi người sau khi thức dậy đều ăn rượu nếp, thạch và các loại trái cây như mận, đào, roi, sấu,… Dân ta cho hay ăn rượu nếp để sâu bọ say, còn những trái cây khiến cho chúng chết.

Em bé chưa biết đi còn được bôi một ít vôi vào hai thái dương, ngực và rốn để tránh nhức đầu, đau bụng.

Bên cạnh đó, người dân còn có tục tắm lá mùi, lá xông trừ độc. Đây là một loại cây lá nhỏ mùi khá thơm, giúp tránh được cảm mạo, tăng sức khỏe. Những người sống ở ven sông, biển thì tắm sông, biển thay vì lá mùi.

Các phong tục Tết Đoan Ngọ thường được thực hiện

Các phong tục Tết Đoan Ngọ thường được thực hiện

Một tục lệ nữa còn được thực hiện vào ngày Tết sâu bọ là hái thuốc vào khoảng giờ Ngọ, họ tin rằng những cành, lá và củ đào trong ngày cực dương này đều là vị thuốc tốt. Các loại lá thường được lá gồm ngải cứu, lá mùi, đinh lăng,… Sau khi hái, lá được phơi khô để dùng chữa bệnh.

Một số nơi còn giữ tục tết thầy lang, tết thầy học để đền ơn cứu chữa bệnh và dạy dỗ của các thầy lang.

Vào ngày tết giết sâu bọ, người Huế hầu như đều ăn thịt vịt. Tại sao Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt? Người Huế giải thích do thịt vịt mát, tốt cho những ngày nắng nóng. Người Huế cũng có tục hái lá như lá chanh, lá vằng, lá ổi để nấu nước uống trong ngày mùng 5/5. Họ tin rằng hái vào giờ chính ngọ và uống vào ngày này sẽ tăng thêm sức khỏe. 

Ngoài ra, họ còn có lễ sui gia khi nhà trai sắm lễ gồm cặp vịt, các loại kê, đậu xanh, nếp đến tặng nhà gái.

4. Những kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ

Tết mùng 5 tháng 5 giữa thời điểm trời đất giao hòa dễ khiến nguyên khí bị tổn thương, hãy tham khảo những mẹo phong thủy tránh tà khí (Bạn cũng có thể xem thêm cách  cúng rằm tháng 7 và những kiêng kỵ nên tránh):

– Ăn các loại thực phẩm ngũ sắc để tiêu trừ sát khí.

– Sử dụng chỉ ngũ sắc xanh đỏ đen vàng tết dây đeo cho trẻ hoặc treo giường, nôi trẻ để phòng tránh điều không tốt. 

– Không nên để giày dép lộn xộn vì giày dép đồng âm với “tà”, để mũi giày dép quay ra ngoài vì quay vào trong giống như dẫn tà khí vào. 

– Tránh dừng lại ở những nơi âm u vì thường có nhiều âm khí, dễ chiêu dụ tà khí.

– Nếu sức khỏe đang không tốt thì Tết sâu bọ có thể có thêm gỗ đào hoặc cành đào để trừ ách.

– Vì ngày này vượng dương khí nên uống nước trà hoặc đồ uống mát sẽ tốt cho sức khỏe.

5. Thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Tết Đoan Ngọ vào khoảng thời gian nắng nóng, là thời điểm chuyển mùa, vì vậy sâu bọ cũng phát triển hơn, ảnh hưởng đến cây cối, con người và vật nuôi. 

Người dân thường làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ từ sáng sớm mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nhưng vì giờ Ngọ thường bắt đầu từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều nên thời điểm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn là vào khoảng thời gian này.

Tết Đoan Ngọ nên cúng những gì?

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào? Gia đình sửa soạn đồ lễ cúng gia tiên, Thổ công. Làng xã có lễ thần tại đình, đền, còn thôn xóm cúng ở miếu. Cúng lễ xong thì ăn chứ không đổ xuống sông giống ở Trung Quốc. Các nhà làm thầy thuốc còn có lễ cúng Thánh sư.

Sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 5-5 thắp hương những gì?

Sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 5-5 thắp hương những gì? 

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì, cúng bánh gì? Tùy theo từng địa phương sẽ có mâm cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền khác nhau, nhìn chung mâm lễ cúng 5/5 Tết Đoan Ngọ thường bao gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Rượu nếp tết đoan ngọ
  • Nếp cẩm
  • Nước
  • Các loại hoa quả (mận, vải, xoài, dưa hấu,…)
  • Xôi, chè
  • Bánh tro

Mùng 5 tháng 5 ăn gì?

Nếu bạn chưa biết hết Tết Đoan Ngọ ăn gì thì xem ngay danh sách món ăn Tết Đoan Ngọ sau đây:

– Rượu nếp, nếp cẩm 

Tết Đoan Ngọ phải làm gì? Bạn đừng quên ăn rượu nếp Tết Đoan Ngọ trong trong ngày tết mồng 5/5 âm lịch nhé. Bộ phận tiêu hóa của con người thường có các ký sinh sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Quan niệm ngày mùng 5 tháng 5 âm các ký sinh này ngoi lên nên ta cần tận dụng để loại bỏ chúng bằng những đồ ăn chua, cay và chát. Ăn rượu nếp vào buổi sáng thì càng hiệu nghiệm.

– Bánh tro

Tết Đoan Ngọ ăn bánh gì khác ngoài bánh tro. Bánh làm từ gạo nếp ngâm với nước tro các loại cây khô, được gói trong lá chuối và luộc, bánh hoàn thiện có màu vàng đậm.

Hình ảnh món ăn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 vô cùng đẹp mắt

Hình ảnh món ăn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 vô cùng đẹp mắt

– Hoa quả

Người ta chọn những loại hoa quả vị chua như mận, xoài, vải,… để ăn vào sáng sớm ngay khi dậy để diệt sâu bệnh trong người.

– Thịt vịt

Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong Tết Đoan Ngọ để cơ thể mát hơn vì thịt vịt tính mát. 

– Chè trôi nước

Tết Đoan Ngọ miền Nam thường không thiếu chè trôi nước làm từ bột nếp nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa.

– Chè kê

Tết Đoan Ngọ ở Huế thường ăn chè kê. Kê được xay và bỏ vỏ, ngâm và đun sôi để nở sền sệt, thêm đường và gừng là hoàn thành món chè kê thơm phúc. 

6. Văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 

Cùng tham khảo bài cúng khấn gia tiên, Thổ công Tết Đoan Ngọ nôm truyền thống: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Như vậy, bạn đã hiểu rõ Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì, Tết Đoan Ngọ thường cúng gì và hướng dẫn cách cúng Tết Đoan Ngọ, văn cúng truyền thống giúp bạn chuẩn bị cho ngày này. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin phong thủy hữu ích khác trên Ancarat

>>>>>> Xem thêm:

Bố trí hành lang ở giữa ngôi nhà có tốt không?

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *