1. Các loại đá đào hoa
Đá đào hoa hồng
Đá đào hoa màu hồng thường được sử dụng để chế tác đồ trang sức, giống như đá mã não và đá malachite. Loại đá quý này có độ tinh khiết mờ đục tương tự như đá mã não và có những đường vân, dải màu trắc tương tự như đá Malachite.
Nếu viên đá này được cắt gọt cùng hướng với các dải màu sắc, thì sẽ xuất hiện các vòng tròn đồng tâm riêng biệt, nếu cắt ngang qua các dải màu sắc thì sẽ xuất hiện các đường sọc. Loại đá quý này thường có màu hồng nhạt và đậm. Một số viên đá khác còn gồm cả màu trắng, màu nâu, màu xám, và màu vàng tươi.
Đá đào hoa màu đỏ
Đá đào hoa màu đỏ khá hiếm và có giá trị cao hơn nhưng loại khác. Loại đá quý này thường được tìm thấy ở dạng tinh thể – chủ yếu là hình vuông và có kích thước lớn, có độ tinh khiết cao, có thể nhìn xuyên thấu giống như tấm kính. Loại đá này cũng có thể được tìm thấy ở dạng tinh thể tự nhiên với 2 đầu nhọn.
Những viên đá quý màu đỏ thẫm này thường được tìm thấy trong các cánh đồng Kalahari Mangan của Nam Phi, mỏ N’Chwaning của Kuruman và trong mỏ Moanda của Gabon. Một vài tinh thể đá đào hoa đỏ có kích thước lớn được tìm thấy ở Colorado, Mỹ. Viên đá đào hoa màu đỏ lớn nhất từng được phát hiện có tên gọi là ‘Alma King’ và đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Denver.
Đá đào hoa dạng bẫy (Trapiche – like Rhodochrosite)
Đá đào hoa dạng bẫy được tìm thấy ở mỏ Capillitas ở Argentina. Loại đá này có các họa tiết hoa đẹp như hình ngôi sao.
Đá đào hoa Nam Phi
Đá đào hoa Nam Phi có màu đỏ, thường được tìm thấy dưới dạng tinh thể có nhiều mặt. Loại đá này sở hữu màu sắc rực rỡ, độ trong suốt tốt và giá trị khá cao.
2. Cách phân biệt với loại đá khác
Đá đào hoa Rhodochrosite có ánh thủy tinh và ánh ngọc trai, thường xếp thành từng lớp từ trắng hoặc hồng nhạt, đến những lớp gần như đỏ và đục. Mặc dù hầu hết Rhodochrosite có dải màu từ hồng đến đỏ những nó cũng có thể có màu hơi vàng, cam hoặc nâu.
Đá đào hoa thường bị nhầm lẫn với Mangan Silicat Rhodonite, Opal lửa và Tourmaline đỏ. Đá đào hoa được nhận biết bởi cấu trúc dạng đới màu, sọc dải ngoài ra có thể phân biệt kỹ hơn bằng cách kiểm tra độ cứng (độ cứng thấp hơn Tourmaline và Opal) hoặc phổ hấp thụ (551, 449, 415). Đối với Oxit Mangan có trong Rhodonite dễ dàng nhận biết nhờ có các vân đen thay vì vân trắng mềm mại như Rhodochrosite.
Đối với các bạn mua hàng bình thường không có chuyên môn về đá quý cũng có thể dễ dàng nhận biết bởi màu sắc và kết cấu đặc biệt của loại đá này. Màu hồng đỏ và các vạch trắng là 2 chi tiết cần lưu ý. Muốn chắc chắn nhất các bạn có thể nhờ người bán kiểm định tại các viện nghiên cứu đá quý uy tín.