Tin mới nhất

Chùa Ông quận 5: Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài thành

Chùa Ông ở đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là ngôi chùa linh thiêng có tiếng bậc nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!

Nguồn gốc hình thành của Chùa Ông quận 5

Chùa Ông quận 5 do một số người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông (Trung Quốc) xây dựng cách đây gần 300 năm. Lúc đầu, chùa có tên là Nghĩa An Hội quán.

Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế.

Từ khi được xây dựng đến nay, chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu. Các đợt trùng tu lần lượt rơi vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và mới đây nhất là năm 2010. Tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa Ông vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa mà không nơi nào có được.

Ngày 7/11/1993, chùa Ông quận 5 đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

cong-chua-ong-quan-5

Địa chỉ của chùa Ông quận 5

Chùa Ông tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ngay trung tâm quận 5 nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ. Du khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển đến chùa Ông tham quan.

Tham khảo lộ trình di chuyển đến Chùa Ông tại  Google maps .

chua-ong-quan-5

Thời gian hoạt động của Chùa Ông quận 5

Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Ông không quy định về thời gian hoạt động cụ thể.

Theo đó, thời gian hoạt động của nhà chùa có thể sẽ phụ thuộc vào nhu cầu đi lễ, cúng bái của người dân. Ví dụ, vào ngày thường chùa sẽ mở cửa từ lúc 7 giờ đến 18 giờ. Nhưng vào ngày lễ, tết chùa có thể sẽ đóng cửa muộn hơn để đáp ứng nhu cầu đi lễ của người dân.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích du khách không nên ghé thăm chùa quá muộn, để tránh ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của các thầy và những người trông coi nhà chùa.

chua-ong-quan-5-sai-gon

Chùa Ông thờ ai?

Như đã nêu trên, chùa Ông còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế. Sở dĩ chùa có tên như vậy vì một trong những đối tượng được thờ tự chính tại đây là Quan Công.

Ngoài ra, chùa còn thờ thêm các vị thần khác. Cụ thể là thờ Thiện Hậu thánh Mẫu (hay còn gọi là Thiên Hậu nguyên quân) và thờ Tài Bạch Tinh Quân (còn gọi là Bạch Tài).

Bên cạnh đó, chùa Ông còn dành một không gian riêng để thờ ngựa Xích Thố – con chiến mã của Quan Công.

co-nen-den-chua-ong-quan-5

Kiến trúc đậm nét phong cách Triều Châu

Giống như phần lớn các ngôi chùa khác của người Hoa, chùa Ông quận 5 gồm nhiều dãy nhà khép kín vuông góc, tạo thành chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”.

Về tổng thể, kiến trúc và cách trang trí tại chùa Ông mang đậm phong cách Triều Châu (Trung Quốc). Điều này được thể hiện thông qua cách thiết kế, qua màu sắc với màu chủ đạo là màu đỏ. Tất cả đã tạo nên những giá trị nghệ thuật về thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ,…ở nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế XX.

chua-ong-tphcm

Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa gồm có: Tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán được bố trí dọc theo hai bên điện thờ.

Tiền điện

Từ ngoài sân vào bước vào là tiện điện của ngôi chùa. Chính giữa tiền điện có đặt một hương án, trên đặt chiếc lư hương bằng đồng được khắc vào năm 1825. Bên trái tiền điện là bệ thờ Phúc Đức chính thần. Theo quan niệm của người Hoa thì Phúc Đức Chính Thần chính là Ông Bổ hay là thần Thổ Địa. Bên phải tiền điện là tượng Mã Đầu tướng quân (người giữ ngựa Xích Thố cho Quan Công).

Mã Đầu tướng quân được xếp đứng bên ngựa Xích Thố (chế tạo bằng gỗ sơn đỏ cao hơn 2 mét). Ngoài ra, tại tiền điện còn có một quả chuông cao 39 cen-ti-mét, đường kính 46 cen-ti-mét, hai bên đúc hai đầu lân có đường nét vô cùng tinh xảo, phía trước có hàng chữ “Quan Thánh đế quân”.

le-hoi-chua-ong

Chính điện

Sau tiền điện là chính điện. Chính điện được thiết kế trang nghiêm với những tượng thờ, những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ được chạm trổ, điêu khắc vô cùng tinh tế.

Ở giữa điện có gian thờ Quan Công. Tượng được đúc bằng thạch cao sơn màu, cao 3 mét, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng – hạc, mai – điểu, mẫu đơn – trĩ, Bát Tiên giao chiến với thủy quái….

Hình tượng Quan Công được thiết kế với mặt đỏ, râu năm chòm dài đến ngực, tư thế đưa tay vuốt râu, đầu đội mão gắn kim hoa, mặc giáp trụ bên trong và áo bào xanh lá cây bên ngoài (để chỉ ông là người văn võ song toàn). Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2 mét.

Hai bên tả hữu của gian thờ là tượng Bà Thiên Hậu và Thần Tài. Tượng được làm bằng gỗ, cao khoảng 60 cen-ti-mét và được điêu khắc vô cùng tinh xảo.

Bên gian thờ Bà Thiên Hậu có hai thị nữ và hai vị Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ. Bên gian thần Tài có hai Chiêu Tài đồng tử đứng hầu. Cách bài trí của hai gian thờ này tương đối giống nhau với khám thờ và bao lam chạm hình chim phượng hoàng.

So với các ngôi chùa khác, sân miếu chùa Ông tương đối rộng, khoảng 2.000 mét vuông, chiếm hơn phân nửa diện tích khuôn viên ngôi chùa.

kien-truc-chua-ong-quan-5
Không gian bên trong chùa Ông quận 5

Tục chui qua bụng ngựa cầu may

Chùa Ông quận 5 có tượng một con ngựa Xích Thố – mã chiến của Quan Công. Con chiến mã này vô cùng to lớn được đặt ngay trước cổng ra vào. Nhiều người cho rằng, vì đây là ngựa Xích Thố của Quan Công nên sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy, vào những ngày đầu xuân năm mới, những ai đi lễ tại chùa Ông quận 5 đều muốn chui qua bụng ngựa với hy vọng sẽ phát tài, phát lộc trong năm mới.

Theo đó, sau khi dâng lễ xong cho ba vị thần, gồm: Quan Công, Bà Thiên Hậu và thần Bạch Tài thì người hành lễ sẽ chui qua bụng ngựa từ một đến ba lần. Họ mong rằng làm như vậy sẽ giúp cả năm được may mắn, hanh thông và nhiều tài lộc.

Sau khi chui qua bụng ngựa, người đi lễ sẽ rung chiếc chuông trên cổ ngựa cho tiếng kêu vang. Người Hoa cho rằng, tiếng leng keng vang vọng của chiếc chuông sẽ đem lại may mắn cả năm cho người tự tay rung quả chuông đó.

Không chỉ chui qua bụng ngựa và rung chuông, khách đi lễ tại chùa còn sờ vào các tượng ngựa, Quan Công ở gian thờ với mong muốn sẽ có thêm nhiều tài lộc trong năm mới.

chua-ong-quan-5-o-dau
Tục chui qua bụng ngựa tại chùa Ông quận 5

Các hoạt động văn hóa tiêu biểu tại chùa Ông quận 5

Chùa Ông quận 5 thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, cúng bái, đặc biệt vào ngày cúng Quan Đế, dịp Tết Nguyên tiêu và ngày vía Bạch Hổ.

Lễ cúng Quan đế tại chùa Ông quận 5

Quan đế thánh quân hay còn gọi là Quan Công là vị thần được thờ tự chính tại chùa Ông. Do đó, khi đến đây tham qua, du khách sẽ nhận thấy hơn 50 tấm hoành phi, câu đối chạm chữ Hán đều có nội dung ca ngợi ông.

Ví dụ như: “Vạn cổ tinh huy” có nghĩa là “Sao sáng muôn đời”, “Thiên cổ nhất nhân” nghĩa là “Người xưa chỉ có một”,  hay “Nghĩa khí trung tâm nguy nguy đế đức tham thiên địa” có nghĩa “Khí nghĩa lòng trung, đức ngài cao sánh trời đất”, v.v…

Ngoài ra, tại chùa còn có một bài minh đề mang tên “Đạo Quang đệ thất niên” kể về công lao của Quan Đế được khắc trên gỗ mạ vàng tuyệt mỹ.

Với những công lao đó, lễ cúng Quan Đế đã trở thành một truyền thống của chùa Ông quận 5. Theo đó, lễ cúng được tổ chức vào ngày 24/6 âm lịch hàng năm, đây là lễ cúng quan trọng nhất của nhà chùa.

mieu-quan-de

Các hoạt động trong những ngày Tết

Vào những ngày Tết, chùa Ông có tổ chức đấu đèn, phát lộc, ca kịch Phúc Kiến, …, nên không khí tại nhà chùa vô cùng náo nhiệt.

Không khí càng trở nên náo nhiệt hơn bởi các hoạt động cúng bái, chui qua bụng ngựa, rung chuông của người dân khi đến chùa Ông hành lễ.

chua-ong-quan-5-linh-thieng

Truyền thống cúng bái trong ngày vía Bạch Hổ.

Cúng bái trong ngày vía Bạch Hổ là một trong những tập tục truyền thống của người Hoa mang ý nghĩa cầu bình an, may mắn và xua đuổi những điều xui xẻo, những kẻ “tiểu nhân” đi theo phá rồi mình.

Vào những ngày này, chùa Ông lúc nào cũng khói nhang nghi ngút tạo nên khung cảnh tôn nghiêm và yên bình.

chua-ong-nguoi-hoa
Cúng bái trong ngày vía Bạch Hổ tại chùa Ông quận 5

Chùa Ông là địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi ghé thăm Sài Gòn. Không chỉ gây ấn tượng bởi lối kiến trúc đậm phong cách của người Hoa mà đến chùa Ông quận 5 du khách còn cảm nhận được khung cảnh bình yên và tĩnh lặng giữa lòng thành phố xô bồ, hối hả.

Trên đây là những thông tin về chùa Ông quận 5 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin nêu trên hữu ích đối với quý độc giả.

>>>> Xem thêm:

Cung Thiên Bình – Chòm sao thứ 7 trong 12 cung hoàng đạo

Cung Bạch Dương và những điều bạn cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *