Tin mới nhất

Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào là chính xác nhất

Nhẫn cưới là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của đôi uyên ương, là lời hẹn ước sẽ gắn bó, yêu thương và là điểm tựa của nhau đến trọn đời. Việc đeo nhẫn cưới đúng ngón tay sẽ giúp câu chuyện tình yêu ngày càng ý nghĩa, trọn vẹn hơn.

Vậy con gái, con trai đeo nhẫn cưới tay nào là đúng? Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc là gì? Kiêng kỵ gì khi đeo nhẫn cưới? Một số ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn là gì? Cùng Nắmtay khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Nhẫn cưới đeo khi nào?

Nhẫn cưới được cô dâu chú rể trao cho nhau trong nghi thức trao nhẫn cưới, sau khi cặp đôi thực hiện xong nghi lễ gia tiên. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, hai người sẽ trao cho nhau tín vật của tình yêu trước sự chứng giám của tổ tiên, ông bà cha mẹ và anh em bạn bè.

Sau nghi thức trao nhẫn, cô dâu chú rể trao cho nhau lời thề nguyện sẽ yêu thương, gắn bó trọn đời và liên hoan bữa tiệc cưới cùng gia đình và bạn bè đôi bên.

Cô dâu chú rể cần lưu ý chỉ đeo nhẫn cưới vào đúng thời khắc MC công bố lễ trao nhẫn, không nên đeo nhẫn cưới trước ngày cưới bởi theo quan niệm dân gian, việc đeo nhẫn cưới trước ngày cưới là điềm xui xẻo cho hôn nhân của hai người.

Nhẫn cưới đeo tay nào, ngón nào là đúng?

Nhẫn cưới được đeo vào ngón áp út theo văn hoá của hầu hết quốc gia trên thế giới. Cụ thể, người phương Đông đeo nhẫn cưới ngón áp út bắt nguồn từ kinh nghiệm xa xưa từ trò chơi gập ngón tay. Điều thú vị là các ngón tay khác có thể gập lại một cách rất dễ dàng nhưng ngón áp út thì rất khó để tách rời.

Khi úp bàn tay ngược lại kiểu làm trên, vẫn chỉ có ngón áp út là không thể tách rời nhau. Điều này liên tưởng đến tình yêu nam nữ và đời sống hôn nhân, luôn gắn bó như một. Đó chính là nguồn gốc của việc đeo nhẫn cưới vào ngón áp út.

Đối với văn hoá phương Tây, họ cho rằng ở ngón áp út có một tĩnh mạch chạy thẳng đến tim, do đó khi đeo nhẫn cưới vào ngón áp út sẽ khiến đôi uyên ương ở gần nhau hơn, cảm nhận từng nhịp đập tình yêu bên nhau.

Việc đeo nhẫn cưới vào ngón áp út khá phổ biến, tuy nhiên nhiều cặp đôi vẫn chưa thực sự rõ ràng vậy con gái, con trai thì đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải. Vậy cùng Nắmtay khám phá ngay dưới đây nhé!

Con gái đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào?

Theo quan niệm của người phương Đông, nhẫn cưới thường được theo vào ngón áp út tay phải của người con gái do quan niệm nam tả nữ hữu. Do đó, cô dâu Việt Nam đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay phải sẽ đúng theo truyền thống của dân tộc.

Ngược lại, theo phương Tây, người con gái sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái do họ quan niệm rằng nó có chứa một tĩnh mạch chạy về tim, khi đeo nhẫn cưới sẽ là biểu tượng sự đồng điệu, gắn bó của hai con tim. Do đó, những cô dâu ở nước ngoài có thể đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái theo đúng văn hoá.

Tuy nhiên, ngày nay, những quy định trên đã không còn bó buộc, bạn nữ có thể đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái hoặc tay phải miễn là nó tiện lợi, phù hợp cho công việc và đời sống thường ngày là được.

Con trai đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào?

Nam giới thường đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái, vừa đúng theo quan niệm phương Đông và của phương Tây, vừa tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, các bạn nam hoàn toàn có thể đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay phải do không có quy định bắt buộc, hãy đeo nhẫn cưới vào bàn tay bạn thấy thoải mái nhất nhé.

Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc

Trước khi đeo nhẫn cưới, hẳn cô gái hoặc chàng trai được cầu hôn đều đã đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái, vậy làm thế nào để đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng lúc? Cùng Nắmtay khám phá ngay dưới đây nha.

Trong ngày cưới

Cô dâu chú rể có 2 cách để đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc trong ngày cưới. Bạn có thể chọn một trong hai cách tùy theo sự tiện lợi và sở thích của bản thân. Cụ thể như sau:

Cách 1: Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay phải và đeo nhẫn đính hôn vào ngón áp út tay trái

Đây là cách được nhiều nàng dâu chàng rể lựa chọn nhất khi đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc. Do mọi người tin rằng ngón áp út có tĩnh mạch nối thẳng tới tim, với cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn này, tình cảm giữa cô dâu và chú rể sẽ càng nồng cháy đậm sâu hơn.

Cách 2: Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út và nhẫn đính hôn vào ngón giữa trên cùng một bàn tay

Trường hợp cô dâu chú rể không thể đeo nhẫn ở hai bàn tay, bạn có thể đeo 2 chiếc nhẫn trên cùng một bàn tay với nhẫn cưới ở ngón áp út và nhẫn đính hôn ở ngón giữa nhé. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tay trái hoặc tay phải tùy vào sự phù hợp, tiện lợi và tính thẩm mỹ của bản thân nhé.

Sau ngày cưới

Sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể có thể hoàn toàn đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn theo sở thích của mình. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn chỉ đeo nhẫn cưới hoặc chỉ đeo nhẫn đính hôn tuỳ theo sự ưa thích của bản thân. Trường hợp bạn muốn đeo cả hai chiếc nhẫn, hãy lựa chọn một trong hai cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc mà Nắmtay đã liệt kê ở trên nhé.

Những điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới

Ngoài việc lưu ý về đeo nhẫn cưới tay nào là đúng, cô dâu chú rể cũng cần chú ý một vài điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới để tránh điềm xui xảy ra với hạnh phúc của cuộc đời mình. Khám phá ngay 5 điều đặc biệt kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới cho đôi uyên ương dưới đây nhé.

Đeo nhẫn cưới sai ngón tay

Mỗi ngón tay mang một ý nghĩa khác nhau, thể hiện một khía cạnh quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Trong đó, chỉ có ngón áp út mang ý nghĩa đặc biệt về tình yêu và hôn nhân. Do đó, hãy đeo nhẫn cưới vào đúng ngón áp út, tránh đeo nhầm sang các ngón tay khác để tránh mang những ý nghĩa không hay nhé.

Chẳng hạn như ngón áp út tượng trưng cho cuộc sống độc thân, một mình, nếu bạn lỡ đeo nhẫn cưới vào ngón tay này sẽ mang ý nghĩa không tôn trọng cuộc sống hôn nhân hiện tại, ngầm hiểu là mở đường cho một tình yêu mới với người khác đó nhé.

Đeo nhẫn cưới trước ngày cưới

Như Nắmtay đã nêu ở trên, việc đeo nhẫn cưới trước hôn lễ được coi là điềm xấu, xui xẻo khiến cho hôn nhân khó thành theo quan niệm của người Việt. Bên cạnh đó, nếu cô dâu bị nhìn thấy đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra, họ sẽ bị mất giá và bị nhà chồng xem thường.

Do đó, sau khi mua xong cặp nhẫn cưới, cô dâu chú rể nên cất kỹ càng trong tủ hoặc trong két sắt một cách an toàn, vừa tránh việc đeo nhẫn cưới ngày cưới vừa tránh việc thất lạc cặp nhẫn cưới không đáng có nhé.

Đeo nhẫn cưới quá khác biệt

Nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu giữa hai người, thường được đúc và thiết kế giống hệt nhau để thể hiện tình cảm hai bạn dành cho nhau, mang ý nghĩa hai người đã chính thức hoà làm một. Do đó, hai chiếc nhẫn cưới quá khác biệt sẽ chỉ mang ý nghĩa là trang sức thông thường thay vì là biểu tượng thiêng liêng của tình yêu.

Do đó, cô dâu chú rể hãy lựa chọn mua những cặp nhẫn đã được thiết kế riêng biệt dành cho cặp cưới. Nếu yêu thích những phong cách nhẫn cưới khác nhau, hai bạn có thể thay đổi 1 – 2 chi tiết nhỏ của nhẫn để tạo sự phá cách, cá tính của mình và hãy để chi tiết nổi bật nhất giống với đối phương, giúp người khác nhận diện hai bạn chính là của nhau nhé!

Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn

Việc không đeo nhẫn cưới sau hôn nhân là điều khá phổ biến, do mọi người cảm thấy vướng víu, không tiện lợi. Một giải pháp cho việc này là khi thiết kế nhẫn, bạn hãy chọn những mẫu thiết kế nhẫn cưới đơn giản như trơn, đính đá đơn hoặc hoa văn nhẹ nhàng, tránh những mẫu đính đá quá to để vướng víu cho cuộc sống sau này nhé.

Độc đáo hơn, hai bạn có thể đeo nhẫn cưới vào dây chuyền và đeo trên cổ để thể hiện tình yêu của mình nếu thấy việc đeo nhẫn cưới trên tay quá vướng víu. Hoặc bạn có thể sáng tạo một cách đeo nhẫn cưới độc đáo của riêng hai người nhưng đừng tháo nhẫn cưới nhé, hãy luôn mang theo bên mình tín vật tình yêu của hai bạn.

Bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Nhẫn cưới là biểu tượng tình yêu của hai người, là món quà vô giá không thể nào bán đi. Việc làm mất nhẫn cưới cũng được cho là điềm xui xẻo khiến cho hôn nhân đổ vỡ. Do đó, hai bạn nên giữ gìn nhẫn cưới thật cẩn thận bằng một trong những cách sau:

♥Tháo và cất nhẫn vào nơi an toàn khi phải làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục

♥Không nên để nhẫn trong nhà tắm, bồn rửa mặt vì rất dễ rơi và trôi mất

♥Không va đập mạnh nhẫn kim cương với vật cứng khác.

Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn

Ngoài ngón áp út là biểu tượng của tình yêu, mỗi ngón tay đều có câu chuyện và ý nghĩa riêng trong cuộc đời mỗi con người. Khi đeo nhẫn vào một ngón tay bất kì, bạn dường như đang khẳng định ngầm một ý nghĩa sâu sắc về mối quan tâm, sở thích và mong muốn của riêng mình. Cùng Nắmtay khám phá ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo từng giới tính dưới đây nhé.

Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn cho nữ

Mỗi ngón tay nữ giới đều thể hiện một khía cạnh trong cuộc đời của người con gái – tình yêu, bản thân, sự nghiệp và gia đình. Khi đeo nhẫn vào một ngón tay bất kì, người con gái muốn khẳng định mối quan tâm và sở thích của mình dành cho khía cạnh đó. Cụ thể:

Đeo nhẫn ngón cái nữ: Thể hiện sự tự tin, quyền lực vào bản thân và phái nữ. Bạn là cô gái mạnh mẽ, tự lập và quan tâm đến sự phát triển của mình trong tương lai.

Đeo nhẫn ngón trỏ nữ: Tay trái thể hiện cô gái đã sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.Tay phải cho thấy cô nàng đang tìm người yêu hoặc chờ người yêu ở xa.

Đeo nhẫn ngón giữa nữ: Tay trái thể hiện bạn đang “cảm nắng” ai đó. Tay phải thể hiện bạn đã được cầu hôn.

Đeo nhẫn ngón áp út nữ: Bạn là cô gái đã có gia đình và quan tâm về gia đình nhỏ của mình.

Đeo nhẫn ngón út nữ: Tay trái thể hiện bạn là cô nàng đang độc thân vui vẻ và không muốn bước vào một mối quan hệ mới. Tay phải cho thấy bạn vừa trải qua một cú sốc tình cảm.

Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn cho nam

Đối với nam, những ngón tay đeo nhẫn cũng phần nào giúp thể hiện cái tôi và những khía cạnh trong đời sống của một chàng trai. Cụ thể:

Đeo nhẫn ngón cái nam: Thể hiện người đàn ông giàu có, có tầm ảnh hưởng và sự khác biệt so với đám đông. Bạn là một người đàn ông vừa có tiền vừa có quyền.

Đeo nhẫn ngón trỏ nam: Thể hiện sự quý trọng dành cho một hội nhóm hoặc sự quan tâm của người con trai cho gia đình. Bạn là người quan tâm đến gia đình và những mối quan hệ đặc biệt.

Đeo nhẫn ngón giữa nam: Thể hiện sự cân bằng, trung tâm và trách nhiệm của người đàn ông. Bạn là một người đàn ông chính trực, biết cân bằng gia đình và sự nghiệp.

Đeo nhẫn ngón áp út nam: Người đàn ông đã đính hôn hoặc đã có gia đình. Bạn quan tâm đến gia đình nhỏ hạnh phúc của mình.

Đeo nhẫn ngón áp út nam: Thể hiện sự cá tính, thanh thoát và gu thời trang khác biệt. Bạn là người đàn ông để ý về thần thái, vẻ bề ngoài của bản thân.

Trên đây là cách đeo nhẫn cưới đúng ngón tay, cách đeo đồng thời nhẫn cưới, nhẫn đính hôn, những điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới và một số ý nghĩa của các ngón tay đeo nhẫn. Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm chọn nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn, hãy tham khảo những nguyên tắc vàng khi chọn nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *