Tin mới nhất

Kim loại sử dụng phổ biến cho cặp nhẫn cưới là gì?

Một cặp nhẫn cưới hoàn hảo sẽ mang lại sự tự tin tuyệt đối cho đôi uyên ương trong ngày trọng đại cuộc đời mình. Nhưng để sở hữu được điều này thì cô dâu chú rể cần tìm hiểu kỹ lưỡng nhiều thứ liên quan. Trong đó có chất liệu làm nhẫn. Dưới đây là những chất liệu được dùng để tạo nên nhẫn cưới mà bạn nên biết. Để lựa chọn mẫu nhẫn nào phù hợp với điều kiện tài chính và sở thích của mình.

Nhẫn cưới là gì?

Ngày nay, khi nhắc tới đám cưới thì không thể không nghĩ ngay đến nhẫn cưới. Đó là tín vật thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới của cô dâu chú rể. Đó không chỉ là một món quà trang sức ngày cưới. Mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không món đồ nào có thể thay thế được.

Nguồn gốc

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ xưa, là một vòng tròn tượng trưng cho một sự tuần hoàn bất diệt. Còn khoảng trống bên trong giống như một cánh cửa. Nhẫn hứa hôn được bắt đầu vào thời La Mã. Nhưng không được duy trì và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây cho đến thế kỷ 13.

Theo thông lệ, người đàn ông La Mã sẽ trao cho người con gái mình yêu một chiếc nhẫn, kèm theo một chiếc khóa nhỏ. Người La Mã tin rằng chiếc chìa khóa nhỏ được chạm khắc tỉ mỉ. Là biểu tượng cho sự bảo vệ và trân trọng trái tim của người chồng. Đồng thời, chiếc chìa khóa cũng tượng trưng cho sự mở khóa giàu có và sung túc sau này.

Với người Hy Lạp cổ, họ tin rằng ngón thứ 4 trên tay trái có mạch máu kết nối với trái tim, nên sẽ được dùng để đeo nhẫn cưới. Vào thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên, mọi cô dâu ở Hy Lạp đều sẽ được tặng 2 chiếc nhẫn. Một chiếc nhẫn vàng để đeo tại nơi công cộng, và một chiếc nhẫn sắt để đeo khi hoạt động ở nhà.

Ý nghĩa

Ý nghĩa của nhẫn cưới đầu tiên khi nhắc tới chính là biểu tượng cho hôn nhân. Thể hiện bằng chứng cho hôn nhân của các cặp đôi. Một người đeo nhẫn ở ngón áp út thường khẳng định họ đã có gia đình. Vì vậy, nhẫn cưới cũng là một tín vật để bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình. Xa xưa, nhẫn cưới chỉ được đeo ở bàn tay cô dâu. Nhưng ngày nay, để thể hiện sự cam kết và sự thủy chung, chú rể cũng cần đeo nhẫn cưới.

Khác với các nhẫn khác như nhẫn cầu hôn, nhẫn đính hôn, nhẫn cưới luôn đi cùng một cặp. Ngoài thể hiện sự gắn bó tin tưởng thì nhẫn cưới còn mang biểu tượng cho một mối quan hệ lâu dài. Cuộc sống từ giờ sẽ không còn một mình nữa mà là hai mình cùng nhau xây đắp hạnh phúc tương lai. Hai người cùng nhau chia sẻ những đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống, cùng nhau sinh và nuôi những đứa con nên người.

Nhẫn cưới còn là tín vật nhắc nhở cặp đôi mỗi khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có lúc mâu thuẫn, cãi vã. Những lúc đó chỉ cần hai người đồng cảm cho nhau. Nhìn cặp nhẫn cưới mà nhớ về những hẹn ước và sự cam kết gắn bó lâu dài. Mỗi một người luôn phải học cách thương yêu, nhường nhịn để giữ gìn ngọn lửa hôn nhân của mình.

Nhẫn cưới thường được đeo ngón tay nào?

Theo quan niệm dân gian thì vị trí đeo nhẫn cưới thường là ngón áp út. Trong Y học cho rằng: ngón áp út có đường mạch máu nối đến tim. Là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những đường mạch máu khác. Nên việc đeo nhẫn ngón áp út tay trái còn được ví như sợi dây tình yêu là con đường đi đến trái tim đôi trẻ.

Những chất liệu lý tưởng để tạo nên nhẫn cưới

Để làm nên cặp nhẫn cưới đẹp, bắt mắt và thu hút thì có nhiều chất liệu khác nhau. Mời bạn tham khảo một số chất liệu lý tưởng để tạo nên nhẫn cưới. Từ đó giúp bạn lựa chọn mẫu nhẫn phù hợp với tài chính và sở thích của mình.

Nhẫn Cưới bằng Bạc (Silver)

Từng được coi là một chất liệu giá trị tương đương với vàng, bạc là một trong những chất liệu làm nên nhẫn cưới lý tưởng và lâu đời nhất. Bạc cũng có giá cả phải chăng nhất trên thị trường hiện nay. Đây là kim loại có độ sáng nhất thường được sử dụng, nó giữ độ bóng tốt sau khi đánh bóng. Vấn đề duy nhất là độ bóng sáng nhanh chóng mất đi và chiếc nhẫn cần phải được đánh bóng lại. Nhẫn bạc không cứng như vàng, nhưng nó sẽ không dễ dàng bị biến dạng. Và ít tốn kém hơn so với các kim loại khác được sử dụng làm nhẫn cưới.

Tuy nhiên những hạn chế này của Bạc vẫn có thể được khắc phục bằng cách mang nó đến cho người thợ kim hoàn. Họ sẽ giúp bạn duy trì vẻ lấp lánh, sáng bóng của chiếc nhẫn cưới.

Nhẫn bằng Vàng

Vàng là chất liệu lý tưởng và phổ biến nhất trong ngành chế tác trang sức cưới. Là kim loại hào nhoáng nhất, biểu tượng của quyền lực. Vàng tượng trưng cho sự bền vững và một cuộc hôn nhân vĩnh cửu. Có nhiều loại vàng khác nhau.  Loại nhẫn vàng 10k là loại vàng có giá thành rẻ nhất. Nhưng có thể bị biến dạng hoặc xấu đi sau thời gian ngắn sử dụng. Nếu bạn muốn sở hữu chiếc nhẫn cưới chất lượng thì nên mua vàng 14k, 18k. Hoặc cao cấp hơn như vàng 24k.

Nhẫn vàng 14 hoặc vàng 18k được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi giá thành hợp lý và độ bền cũng không quá chênh lệch nhau. Màu sắc của vàng 24k là nổi bật nhất, nó cũng là loại giá trị nhất. Nhẫn cưới vàng có chung nhược điểm với nhẫn cưới bạc là dễ bị trầy xước, biến dạng và bào mòn theo thời gian.

Nhẫn cưới bằng vàng

Nhẫn Cưới bằng Vàng Trắng (White Gold)

Một chất liệu cao cấp hơn nhẫn vàng chính là nhẫn bằng vàng trắng. Đây là hợp kim giữa vàng và các kim loại quý khác. Sử dụng vàng trắng làm nhẫn cưới, bên trên bề mặt của nó sẽ được bao phủ một lớp Rhodium. Một kim loại còn quý hơn cả vàng.

Chỉ cần nhìn thôi cũng thấy được vẻ đẹp rực rỡ của vàng trắng. Tuy nhiên, giá thành của loại này là rất đắt đỏ. Nhưng độ bền và vẻ đẹp cực bền lâu cùng năm tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thường xuyên ra tiệm phủ lên một lớp Rhodium. Bởi vì nó rất dễ bị bay màu khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí sử dụng sau này.

Chất liệu vàng trắng mang vẻ đẹp phóng khoáng, tự do, thích hợp với các đôi vợ chồng trẻ có lối sống hiện đại và trẻ trung.

Nhẫn cưới vàng trắng

Nhẫn Cưới bằng Bạch Kim (Platinum)

Chất liệu cao cấp hơn làm nên cặp nhẫn hoàn hảo không thể thiếu Bạch Kim. Được biến đến như một chất liệu hiếm trên thế giới, bạch kim không chỉ là một sự lựa chon xa xỉ. Mà còn là một trong những chất liệu có độ bền cao. Bạch Kim sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời vì chúng sẽ giữ chắc viên đá quý của bạn an toàn suốt đời.

Không đơn thuần là kim loại với màu sắc tươi sáng. Màu trắng của Bạch Kim còn dễ dàng phù hợp với các phụ kiện đeo tay và mọi trang sức màu bạc khác. Nó cũng là một trong những kim loại cứng nhất, ít hao mòn nhất. Dĩ nhiên, chi phí trả cho chiếc Nhẫn Bạch Kim cũng phải xứng đáng với những giá trị mà nó mang lại. Thường là gấp 2-3 lần nhẫn vàng

Vậy là Ancarat đã bật mí với các cặp đôi những chất liệu được dùng để tạo nên nhẫn cưới. Mỗi chất liệu đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào từng điều kiện tài chính cũng như sở thích của cặp đôi mà lựa chọn phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *