Bát Nhã Tâm Kinh là bộ kinh hiện đại giúp người đời tu tâm dưỡng tính, mở mang trí tuệ. Tụng Bát Nhã Tâm Kinh còn giúp con người tiến vào con đường giác ngộ tỉnh thức.
I. Bát Nhã Tâm Kinh là gì?
Bát Nhã Tâm Kinh là văn bản nổi tiếng nhất của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền tông, là tinh hoa của trí tuệ nhân loại với khoảng 260 chữ. Đây cũng là bộ kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.
Ngoài cái tên Bát Nhã Tâm Kinh, người ta còn hay gọi bộ kinh này là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, được các Phật tử Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. Vài năm gần đây, bộ kinh này còn được nhiều người Châu Âu và Châu Mỹ lưu truyền.
Theo giáo lý Phật pháp, kinh Bát Nhã là ngọn đuốc soi sáng con đường giác ngộ, Bát Nhã là trí tuệ là sự tinh tấn để nhìn thấu sự thật mọi vật trên đời. Đức Phật muốn dân chúng hiểu rằng, con đường tu hành là con đường để giác ngộ, vượt qua chướng ngại vật trong cuộc sống.
II. Nguồn gốc của Bát Nhã Tâm Kinh
Bộ Kinh Đại Bát Nhã gồm 40 cuốn, trong đó Bát Nhã Tâm Kinh là một cuốn kinh rất quan trọng nhất. Nguồn gốc chính xác của Bát Nhã Tâm Kinh đến nay vẫn chưa được xác định, theo Red Pine có thể bản ghi sớm nhất của bộ kinh này là bản dịch Tiếng Trung xuất hiện từ những năm của thế kỷ 2 (sau công nguyên).
Tính đến thế ký thứ 8, bản dịch này xuất hiện thêm một bài giới thiệu và kết luận. Đây là phiên bản có kết cấu dài hơn và được Phật giáo Tây tạng công nhận, tuy nhiên phiên bản này không phổ biến bằng phiên bản ngắn có mặt trước đó. Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là tên gọi khác của Bát Nhã Tâm Kinh được biên soạn thành một phiên bản mới phổ biến rộng rãi ở vùng Đông Á với cái tên khác là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương.
Nguồn gốc của Bát Nhã Tâm Kinh
III. Tác dụng khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh?
Nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh bao gồm hai chủ đề lớn là Không và Chân Như. “Không” đưa đến lối thoát khổ đau còn Chân Như đưa tới trí tuệ kiên toàn. Dù tụng hay đơn giản chỉ nghe Bát Nhã Tâm Kinh thì mọi người đều thừa hưởng nhiều tác dụng, lợi ích từ bộ kinh này.
1. Mở mang trí tuệ
Trí tuệ con người luôn phải mở mang để tích lũy thêm kiến thức và kinh Phật là một kho tàng kiến thức khổng lồ với những bài học và thông tin đúng đắn trong suốt chiều dài lịch sử.
Vậy nên, việc thường xuyên tụng kinh Bát Nhã sẽ giúp mọi người thấu hiểu được nền tri thức từ nhiều năm về trước. Từ đó, tiếp cận được nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống, nhân duyên tiền kiếp và cõi nhân sinh.
Tụng Bát Nhã Tâm Kinh giúp mở mang trí tuệ
2. Định tâm
Ngoài tác dụng dụng mở mang trí tuệ, tụng kinh Bát Nhã còn giúp mọi người giữ được tâm hồn bình an, đủ dũng cảm bản lĩnh để vượt qua mọi giông tố gian nan trong cuộc đời. Đó là lý do tại sao nhiều người lại chọn Bát Nhã Tâm Kinh để tụng hằng ngày.
Tụng Bát Nhã Tâm Kinh giúp định tâm
3. Có nhiều công đức
Đa số mọi người đều tụng kinh với mục đích là tích công đức, sự may mắn và bình an cho bản thân và những người xung quanh như gia đình, bạn bè. Tụng kinh Bát Nhã hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều này không những thế còn giúp bạn có thêm nhiều công đức sâu dày để cuộc sống của bạn ở kiếp này hay kiếp sau vẫn sẽ tốt đẹp.
IV. Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh
Theo Phật giáo Đại Thừa, từ bi được bàn luận trên hai thước đo là tuyệt đối và tương đối. Từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tánh không, tất cả người dân đều trống rỗng vì họ đã được giải thoát như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói khổ đau trống rỗng và sự giải thoát khỏi khổ đau cũng trống rỗng.
Lòng từ bi tuyệt đối giúp cho con người ta duy trì việc hỗ trợ và giúp đỡ chúng sinh mà không suy nghĩ thiệt hơn. Lòng từ bi tương đối thể hiện bản chất trống rỗng trong cuộc sống trong mối quan hệ giữa trái tim và sự tham lam. Bản thân cho rằng nó không thể xảy ra tuy nhưng nếu cùng nhau tạo ra thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Sự ra đời của Bát Nhã Tâm Kinh đã giúp truyền đạt bản chất của trái tim đó là một sự hoàn hảo của trí tuệ với cái nhìn sâu sắc về cuộc sống. Nó không phức tạp tuy nhiên cũng không cung cấp chi tiết cho chúng ta mà nó là một bản ghi nhớ ngắn gọn thể hiện được toàn bộ các yếu tố trong cuộc sống tâm linh. Từ những quan điểm về giác ngộ và những gì chúng ta đạt được khi kết thúc con đường giác ngộ.