Quy luật của sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử và nguồn gốc đơn giản

Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Với quy luật này, bất kỳ ai khi sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời. Vậy sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là gì?

Được biết đến là một trong những quy luật của cuộc đời, sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là lẽ tự nhiên mà bất kỳ ai cũng phải gặp. Sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời.  

Với quy luật này ý muốn nói chúng ta tâm an lạc, bình thản đón nhận quy luật cuộc sống vì đây cũng là quy luật của tạo hóa qua ngàn đời. 

Tất cả chúng ta đều có thể bệnh về thể xác, tuy nhiên đừng để bệnh về mặt tâm hồn.

  • Sinh: Chính là bắt nguồn của sự sống. Được xem là khởi phát của sự sống mới, có ý nghĩa dồi dào về năng lượng và sinh lực đối với mọi sự vật ở đời.
  • Lão: Có ý nghĩa cho tuổi già. Hiện còn mang ý nghĩa héo úa và năng lượng cũng bắt đầu suy kiệt.
  • Bệnh: Chính là thời kỳ tiếp tục của Lão. Bệnh tật là giai đoạn sau khi già ốm. Gây tổn thương đối với sức khỏe của con người và khiến năng lượng bị suy kiệt. Bệnh cũng là biểu tượng cho những điều không may mắn.
  • Tử: Đây là thời điểm một vòng đời của con người bị chấm dứt. Đồng thời cũng mang ý nghĩa cho tang thường và sự chết chóc.
sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử
Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa của sinh lão bệnh tử

Nguồn gốc

Tứ thánh đế hay Tứ diệu đế là 4 chân lý cao cả đồng thời cũng là gốc Phật giáo cơ bản. Đây là nội dung của Phật Thích-ca Mâu-ni về kinh nghiệm giác ngộ, đồng thời cũng là nội dung chính trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên.

Những đế

  • Khổ đế – chân lý của sự Khổ: Chân lý đầu tiên cho rằng mọi thứ tồn tại đều không trọn vẹn và có tính khổ não. Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử đều xa lìa điều bản thân ưa thích, không đạt được sở nguyện và gặp gỡ sự vật hoặc những người không thích đều khổ. Sâu xa hơn. bản chất của 5 nhóm thân tâm. Ngũ uẩn là điều kiện tạo cái ta đều khổ.
  • Tập đế – chân lý sự phát sinh của khổ: Sự tham ái, thỏa mãn được trở thành, tìm kiếm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được hoại diệt đều là nguyên nhân của khổ. Luân hồi chính là gốc của những loại ham muốn này.
  • Diệt đế – chân lý của diệt khổ: Nguồn gốc của mọi tham ái một khi được tận diệt thì khi đó sự khổ cũng sẽ tận diệt theo.
  • Đạo đế – chân lý của con đường dẫn tới diệt khổ: Con đường Bát chính đạo là phương pháp diệt khổ.

Ý nghĩa

  • Sinh: Tất cả vạn vật trên thế khắp thế gian này, không riêng loài người, vạn vật từ cây cỏ, biển cả, vũ trụ bao la, núi đồi, dòng sông,… đều được sinh ra, bắt đầu và hình thành.
  • Lão: Sau khi được sinh ra con người, vạn vật đều phát triển lớn lên và trưởng thành tới một mức nào đó, theo thời gian cũng bắt đầu già cỗi. Không một ai có thể tránh khỏi, tất cả rồi cũng đến một ngày phải theo quy luật của nhân gian là già đi và cũ đi.
  • Bệnh: Dù nặng hay nhẹ, dù là người giàu sang hay kẻ bần hàn, từ thoáng qua đến kinh niên, bệnh tật sẽ không tha bất kỳ ai. Những căn bệnh âm thầm gieo nỗi sợ hãi cho con người. Cưới đi từ từ rất nhiều sinh mạng từng giây, từng phút.
  • Tử: Là cái đích mà bất kỳ ai cũng phải tới. Đây là điều không một ai có thể tránh khỏi, khi tới gần thì sợ hãi và ít có ai chịu chấp nhận nó.
sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử
Nguồn gốc và ý nghĩa của quy luật sinh lão bệnh tử

Cách tính sinh lão bệnh tử

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử được tính rất dễ dàng. Đây chỉ là cách đếm thông thường. Những thứ không thể đếm lần lượt, có số lượng lớn thì phải áp dụng thuật toán chia hết. Vì tính được khá nhanh nên cách này hiện nay được sử dụng rất thông dụng. Cụ thể như sau:

  • Chữ Sinh: Sẽ chia hết cho 4 và dư 1
  • Chữ Lão: Sẽ chia hết cho 4 và dư 2
  • Chữ Bệnh: Sẽ chia hết cho 4 và dư 3
  • Chữ Tử: Sẽ chia hết cho 4 và không còn số dư

Ứng dụng sinh lão bệnh tử khi chọn bậc cầu thang

Cầu thang có tác dụng nối giữa những tầng với nhau và theo phong thủy được xem như dòng chảy của năng lượng. Thiết kế cầu thang có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sắp xếp nhà cửa. Chính vì vậy mà việc tính số cầu thang cũng có vai trò quan trọng không kém. Khi đó số bậc cầu thang tốt nhất nên rơi vào cung “Sinh”. Cách tính sẽ tương tự với quy luật tính sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử, chia hết cho 4 và dư 1 ở trên.

Bên cạnh đó để nhận được may mắn và bình an, khi thiết kế cầu thang nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được để cầu thang nằm đối diện với phòng ngủ và cửa phòng tắm.
  • Không được để cầu thang hướng thẳng ra phía cửa chính vì có hàm ý đẩy sinh khí hết ra khỏi nhà. Điều này khiến gia chủ bị tiêu tán tài sản và mất lộc.
  • Thiết kế cầu thang không được xoắn quanh cột sẽ khiến nguồn năng lượng, dương khí bị xoắn lại và gây hại cho gia chủ.
sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử
Ứng dụng của quy luật sinh lão bệnh tử khi chọn bậc cầu thang

Chọn tầng ở chung cư theo quy luật sinh lão bệnh tử

Hiện nay nhiều người thường quan niệm số 13 là số không đẹp và cần phải tránh. Vậy chung cư nên mua tầng nào thì tốt? 

Theo như cách tính của sinh lão bệnh tử thì số 13 sẽ rơi vào chữ sinh là điều rất tốt. Hiện tại có rất nhiều quan điểm khác nhau và cách tính khác nhau về vấn đề này trong phong thủy. Nếu như áp dụng quy luật này thì nên lựa chọn tầng với số chia hết cho 4 và dư 1 để ở.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử vô cùng hữu ích trong đời sống của con người. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những ứng dụng này hiện chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh và chỉ xuất phát từ tâm linh, tín ngưỡng của con người.

>>>>>> Xem thêm:

Chùa Minh Hương quận 5 nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí

Chùa bà Thiên Hậu quận 5 – Nơi lưu giữ những điều đặc biệt không nơi nào có

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục

On Key

Bài viết liên quan

Shopping cart